Nang buồng trứng (hay còn gọi là buồng trứng đa nang) là một bệnh lý phụ khoa không hiếm gặp ở nữ giới. Bệnh gây ra những biểu hiện, triệu chứng mà nếu không chú ý theo dõi, chị em sẽ dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa khác. Chính vì vậy, chị em có thể tìm hiểu về bệnh buồng trứng đa nang: biểu hiện và điều trị ngay trong bài viết dưới đây.
Buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang (PCOS) là một hội chứng bắt nguồn từ tình trạng rối loạn cân bằng hormone hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. Theo nghiên cứu, cứ 10 người thì có 1 người gặp phải tình trạng này khi bước vào độ tuổi sinh sản.
Đối với những phụ nữ mắc phải hội chứng này, kích thước trứng của họ thường to hơn, số lượng trứng cũng tăng lên nhưng khó chín. Đặc biệt, hội chứng này còn khiến các nang trứng trong buồng trứng của người đó khó thoát ra.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc quá trình phóng noãn không diễn ra. Khi đó, trứng không rụng, quá trình thụ tinh sẽ không diễn ra và tất nhiên, người phụ nữ đó khó có thể thụ thai như bình thường.
Theo nghiên cứu, hội chứng u nang buồng trứng có thể là do một số nguyên nhân sau:
- Do di truyền, nếu chị em có bà, mẹ, cô, chị em gái… trong nhà mắc phải hội chứng này thì cũng có nguy cơ cao bị buồng trứng đa nang.
- Một trong những nguyên nhân hình thành nên hội chứng buồng trứng là do việc dư thừa insulin. Khi lượng insulin dư thừa, Androgen sẽ được sản xuất nhiều hơn và làm cản trở, ức chế sự phát triển của nang trứng, từ đó khả năng rụng trứng cũng giảm xuống.
- Ngoài ra, việc ăn uống thừa chất, chế độ sinh hoạt không hợp lý, không khoa học hay do căng thẳng, stress… cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng đa nang buồng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang được biết là một hội chứng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các trường hợp gặp phải hội chứng này nếu không kịp thời khám, chữa ngay sẽ khiến quá trình thụ thai bị gián đoạn, khó có thể thụ thai, thậm chí là dễ bị vô sinh hiếm muộn.
Biểu hiện u nang buồng trứng
Thông thường, chị em có thể nhận biết bệnh buồng trứng đa nang qua những triệu chứng, dấu hiệu sau:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Biểu hiện điển hình đầu tiên của bệnh buồng trứng đa nang là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Chị em khi gặp phải bệnh này đều có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, kinh kéo dài, thưa, máu kinh ra thất thường, có lúc ít, có lúc nhiều.
Chu kỳ kinh có lúc đến sớm, có lúc đến muộn, đôi khi mất kinh trong một khoảng thời gian nào đó. Ở một số trường hợp khi bị đa nang buồng trứng còn có ít hơn 8 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm.
Có đến 90% trường hợp gặp phải biểu hiện này khi đi thăm khám phụ khoa cho kết quả là bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Nổi nhiều mụn
Khi gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang, làn da của chị em thường xấu đi, không được đẹp, căng bóng như da ở những người bình thường.
Làn da của chị em thường dễ nhờn, da thâm sạm, đặc biệt là xuất hiện nhiều mụn ở những vị trí như mặt, lưng, ngực…
Nhiều trường hợp còn nhận thấy vùng da của mình có màu nâu nhạt, đỏ hoặc đen ở ngực, dưới cánh tay, ở vùng da cổ, đùi làm mất đi tính thẩm mỹ và gây ra nhiều tự ti, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Mọc nhiều lông
Một trong những biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang đó là mọc nhiều lông, có thể ở những vị trí, khu vực không mong muốn.
Người bệnh sẽ thấy lông mọc rậm hơn bình thường, thường mọc nhiều ở những vị trí như tay, chân, ria mép, thậm chí là mọc ở vùng kín khiến bệnh nhân thường cảm thấy ngại ngần, tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.
Béo phì, thừa cân
Đối với những chị em dù có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý nhưng cũng dễ bị tăng cân mất kiểm soát, số cân nặng không ổn định khi bị buồng trứng đa nang.
Theo một thống kê, có khoảng 30 – 50% các trường hợp gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân khi bị đa nang buồng trứng.
Rụng tóc
Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh buồng trứng đa nang ở nữ giới. Nguyên nhân là do hormone sinh dục tăng cao khiến các nang tóc không đủ dinh dưỡng. Từ đó khiến tóc dễ bị yếu đi, mỏng dần và rụng khá nhiều.
Có những cơn đau
Bệnh nhân có thể cảm thấy vùng bụng dưới của mình có cảm giác đầy bụng, khó chịu, đôi khi có những cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói giống như đau khi đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Khó thụ thai
Không chỉ gặp phải những biểu hiện trên, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng khó thụ thai, khó có con.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên rơi vào trạng thái cáu gắt, buồn phiền, lo lắng.
>>> Tham khảo <<<
Top phòng khám phụ khoa Hà Nội uy tín, chất lượng
Bảng giá khám phụ khoa ở Hà Nội là bao nhiêu?
Điều trị u nang buồng trứng
Có thể nói, bệnh đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản. Vì vậy, chị em nên chủ động đi thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt bệnh ngay khi có những dấu hiệu bất thường của bệnh.
Một số cách điều trị bệnh buồng trứng đa nang hiện nay như:
Điều trị nội khoa
Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại thuốc điều trị thích hợp. Một số loại thuốc giúp kiểm soát sinh sản nhờ vào nội tiết tố như thuốc tiêm, thuốc uống, vòng tránh thai, miếng dán tránh thai… sẽ được chỉ định để điều trị nhằm giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện tình trạng mụn và giảm thiểu lông. Đối với những chị em chưa có ý định sinh con, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp tránh thai cho chị em.
Ngoài ra, có thể có những loại thuốc điều trị buồng trứng đa nang tùy vào từng tình trạng cụ thể bệnh. Bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 cho chị em để giúp ngăn ngừa các biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang.
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, khi mà thực hiện các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật buồng trứng. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành chọc thủng một số vị trí hoặc cắt bỏ một phần bề mặt buồng trứng nhằm giúp giải phóng các nang noãn được giải phóng.
Chị em chú ý, trong quá trình điều trị bệnh buồng trứng đa nang thì cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho hợp lý, có khoa học… để giúp việc điều trị mang lại hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về buồng trứng đa nang: biểu hiện và điều trị. Nếu chị em nào còn thắc mắc về bài viết này thì có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn, giải đáp một cách cụ thể.