Khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thì cán mốc khám thai - lịch kiểm tra, thăm khám cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà các mẹ cần nắm rõ. Việc làm này không chỉ giúp các mẹ nắm rõ hơn về tình trạng thai nhi phát triển mà nó còn giúp phát hiện một bất thường nào đó (nếu có), từ đó giúp xử lý kịp thời. Để hiểu rõ hơn thì các chuyên gia có đưa ra những thông tin chi tiết lịch khám thai định kỳ mà các mẹ cần nắm rõ.
Khám thai định kỳ là gì?
Đối với phụ nữ mang thai, khám thai định kỳ là một việc làm cực kỳ cần thiết. Nó không chỉ đơn giản là giúp thai phụ nắm rõ hơn về tình trạng thai nhi phát triển trong bụng mà còn giúp phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường của thai nhi.
Ngoài ra, qua việc thăm khám còn giúp các bác sĩ tư vấn, đưa ra cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp đối với các mẹ trong thời gian này.
Chính vì vậy, khi mang thai thì các mẹ cần nhớ đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa nhé. Chú ý là lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, tin cậy để thăm khám.
Dưới đây là lịch khám thai định kỳ chi tiết dành cho các mẹ qua các giai đoạn như:
Lịch khám thai đầu tiên (thai nhi từ 6 – 8 tuần tuổi)
Đây là lịch khám thai đầu tiên của các mẹ, thường là đối với những mẹ có biểu hiện mất kinh từ 2 – 4 tuần. Lúc này, thai đã được khoảng 6 – 8 tuần tuổi. Việc thăm khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem có phải chị em mang thai hay không và thai nhi đã vào tử cung chưa, đã có tim thai hay chưa.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra về tình trạng sức khỏe của chị em, kiểm tra các lần mang thai trước đó, các vấn đề sinh nở gặp phải trước đó. Và bác sĩ cũng sẽ kiểm tra kỹ nhằm đưa ra ngày dự sinh cho chị em.
Đối với lần thăm khám đầu tiên này, chị em sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu, đếm hồng bạch cầu nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vắc xin, kiểm tra xem thai nhi có bị thiếu máu hay mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG).
- Làm các xét nghiệm viêm gan, tiểu đường, Rubella, xét nghiệm Pap và tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Lịch khám thai quan trọng (từ 11 – 14 tuần tuổi)
Trong lần khám thai này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ mờ da gáy nhằm mục đích xác định các bất thường nhiễm sắc thể có thể biến chứng thành các bệnh như dị dạng tim, thoát vị cơ hoành, chi, bệnh Down…
Đồng thời, chị em cũng sẽ được chỉ định siêu âm 3D, 4D nhằm giúp bác sĩ phát hiện các dị tật thường gặp ở thai nhi như khe hở thành bụng, thai vô sọ, không có xương mũi…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ làm thêm xét nghiệm Double test nhằm tầm soát các vấn đề bất thường hay gặp ở thai nhi.
Lịch khám thai định kỳ lần 3 (thai 16 tuần tuổi)
Trong lần khám tiếp theo này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem có phải thai có dấu hiệu suy dinh dưỡng hay không. Qua lần thăm khám này, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ chế độ dinh dưỡng phù hợp hoặc những vấn đề mà các mẹ cần chú ý.
Trong trường hợp cần thiết, chị em sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm có liên quan để bác sĩ đánh giá được tình trạng thai nhi một cách chuẩn xác.
Lịch khám thai chuẩn (từ 22 – 23 tuần)
Đây được coi là mốc khám thai quan trọng mà các mẹ cần chú ý nhằm phát hiện, tầm soát các dị tật bất thường thường gặp ở thai nhi. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện được các bất thường như dị dạng ở các cơ quan, nội tạng, sứt môi, hở hàm ếch… và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn.
Lần khám này có thể được coi là thời điểm thích hợp để tiến hành thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật sản phụ khoa nếu nhận thấy có vấn đề bất thường như phẫu thuật bóc, khâu vòng cổ tử cung cho những chị em bị hở eo tử cung, tiến hành cắt khối u buồng trứng…
Và việc thực hiện phẫu thuật ở thời điểm này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như giúp hạn chế hiện tượng sinh non.
Lịch khám thai định kỳ khi thai được 26 tuần tuổi
Ở lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ kiểm tra nhằm xác định các bất thường có ở thai nhi và thai phụ. Và trong thời gian này, thai phụ sẽ được tiêm phòng bệnh uốn ván lần 1. Hai lần tiêm này thường cách nhau 1 tháng và ở mũi thứ hai sẽ cách ngày dự sinh ít nhất là khoảng 1 tháng.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm các xét nghiệm có liên quan nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Ở thai nhi, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề như xác định vị trí nhau bám, đo chiều dài xương đùi, vòng đầu, đánh giá nguy cơ sinh non, kiểm tra tình trạng ngôi thai, kiểm tra sự phát triển về vòng bụng…
Lịch khám thai lần này cực kỳ quan trọng mà chị em cần nắm rõ.
Kiểm tra chẩn đoán ngôi thai (từ tuần thứ 31, 32)
Lịch khám thai này thường được thực hiện vào tuần thứ 31, 32 và thai phụ sẽ được siêu âm để kiểm tra các vấn đề về hình thái xảy ra muộn ở thai nhi như động mạch, tim, các bất thường ở não bộ. Đồng thời, lần thăm khám này sẽ giúp bác sĩ nhận biết tình trạng thai phát triển trong tử cung, xem có vấn đề gì bất thường không.
Thai phụ lần này sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 2 và bác sĩ cũng sẽ kiểm tra để dự đoán ngôi thai, kiểm tra xem khung chậu của mẹ có cân bằng với số cân nặng của thai nhi hay không. Thai nhi cũng sẽ được kiểm tra đầy đủ về chỉ số chiều cao, cân nặng…
Việc kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ dự đoán một cách chính xác ngày dự sinh cho thai phụ, xem có vấn đề gì khi sinh hay không. Đối với những trường hợp thai phụ có nguy cơ sinh sớm sẽ được nhập viện sớm theo chỉ định của bác sĩ.
Lịch khám thai khi thai nhi từ 34 – 36 tuần tuổi
Lần thăm khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường hay không bằng cách kiểm tra tình trạng sức khỏe cho các mẹ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhịp tim, sự chuyển động cùng quá trình tăng trưởng của thai nhi.
Nếu nghi ngờ có biểu hiện huyết áp tăng hay dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu thì bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu. Để cho kết quả một cách chính xác, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy dịch ở âm đạo rồi đem đi kiểm tra xem có liên cầu khuẩn nhóm B không.
Lịch khám thai từ 36 – 39 tuần tuổi
Thường thì lần thăm khám này phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ, bác sĩ có thể kiểm tra bụng, siêu âm, kiểm tra số đo huyết áp, thăm khám…
Lịch khám thai sau tuần thứ 39
Đây là lịch khám thai cực kỳ quan trọng trước khi mẹ chuẩn bị sinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cho các mẹ nên sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ được làm các bước siêu âm, chụp X-quang khung chậu nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi, kiểm tra nước ối… xem có vấn đề gì bất thường không.
Như vậy, qua đây hy vọng các mẹ có thể nắm rõ hơn về lịch khám thai định kỳ trong suốt hành trình làm mẹ của mình. Các mẹ nhớ chú ý đi thăm khám đầy đủ để biết rõ sự phát triển của bé yêu nhé. Nếu có vấn đề gì, các mẹ có thể nhấp vào khung chat tại đây để được các chuyên gia hỗ trợ cụ thể, miễn phí.
Tham khảo:
Bí kíp thu nhỏ âm đạo sau sinh
25+ Địa chỉ khám phụ khoa uy tín chất lượng