Viêm phần phụ ở chị em phụ nữ là bệnh phụ khoa phổ biến, có liên quan mật thiết đến việc quan hệ tình dục, nhất là những bạn gái có nhiều bạn tình và có thói quen vệ sinh không tốt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh hình thành và phát triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho chị em.
Việc nhận biết được dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm phần phụ là vô cùng cấp thiết, hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này giúp quá trình chữa trị bệnh đơn giản và hiệu quả hơn.
Viêm phần phụ là gì?
Phần phụ ở chị em phụ nữ bao gồm vòi tử cung, dây chằng rộng, buồng trứng. Viêm phần phụ bắt đầu từ viêm ống dẫn trứng, sau đó lan rộng ra những khu vực xung quanh.
Viêm phần phụ là hiện tượng các loại virus, ký sinh trùng, nấm xâm nhập và phát triển. Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa khiến 15 – 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh – hiếm muộn.
Dấu hiệu gây viêm phần phụ
Các dấu hiệu nhận biết viêm phần phụ thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, sẽ rất khó phát hiện chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện ra các dấu hiệu viêm phần phụ sớm, có hướng điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu viêm phần phụ mà chị em cần đặc biệt chú ý:
Đau bụng dưới
Đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Viêm phần phụ sẽ tạo ra các cơn đau âm ỉ ở bụng dưới và cơn đau chỉ rõ rệt khi vận động mạnh. Các cơn đau ở phần bụng dưới sẽ tăng khi mức độ bệnh nặng.
Sốt
Viêm phần phụ ở mức độ nặng sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm khiến cho chị em bị sốt và ốm, thường sốt cao, có thể lên đến 40 độ C, nhưng cũng có lúc còn có cảm giác ớn lạnh và giảm thân nhiệt.
Tiểu khó, tiểu buốt
Khi bệnh ở mức độ nặng sẽ làm cho các cơ quan lân cận (như bàng quang, niệu quản) bị chèn ép dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu khó, tiểu buốt, gây ứ nước ở thận.
Xuất huyết tử cung
Người bệnh sẽ ra nhiều kinh nguyệt, chu kỳ kéo dài bất thường, máu kinh vón cục hoặc có nhiều mảnh mô vụn nội mạc tử cung lẫn trong máu kinh, đau bụng dữ dội khi hành kinh, xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt..
Rối loạn tiêu hóa
Một trong những triệu chứng của viêm phần phụ có thể rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng là đau bụng ở vùng dưới khi đi đại tiện, kèm theo triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, đôi khi có thể lẫn dịch nhầy và máu trong phân.
Rong kinh
Nếu như xảy ra tình trạng này, chị em sẽ bị chảy máu kéo dài khoảng từ hơn 2 tuần trong thời gian hành kinh. Lượng máu trong kỳ kinh có thể ra nhiều bất thường, máu có màu đen và vón cục.
Bên cạnh đó, một số chị em còn gặp phải hiện tượng đau rát vùng kín, đau khi giao hợp, đau ngang thắt lưng, rối loạn tiêu hóa, nếu để lâu viêm phần phụ có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng máu. Do vậy, nếu gặp phải các hiện tượng này chị em cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Nguyên nhân gây viêm phần phụ
Nhiều chị em phụ nữ thường coi nhẹ bệnh viêm phần phụ và nghĩ rằng nó đơn giản nhưng nếu diễn biến lâu ngày có thể gây nên các chứng khó sinh và vô sinh. Vậy nên việc bổ sung hiểu biết để phòng ngừa căn bệnh này từ nguyên nhân đến triệu chứng là điều quan trọng, nhất là những chị em đang đến kỳ sinh nở.
Viêm phần phụ ở phụ nữ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Do quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường chính gây bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc trong quá trình quan hệ tình dục quá thô bạo gây tổn thương niêm mạc bên trong âm đạo cũng dễ tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển.
- Do vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc vệ sinh vùng kín là rất quan trọng, nó đảm bảo cho môi trường vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng, từ đó hạn chế được các bệnh.
- Mặc đồ bó sát: Mặc đồ quá bó có thể khiến cho âm hộ bị nóng, chà xát với quần áo gây tổn thương, đồng thời khiến cho môi trường âm đạo đột nhiên chật chội, khó thoát khí, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.
- Nạo phá thai không an toàn: Việc nạo phá thai không an toàn sẽ gây ra tổn thương tử cung, từ đó có thể gây viêm nhiễm phần phụ.
- Ngồi lâu, vận động ít: Việc ngồi quá lâu sẽ gây tê các bộ phận ở phần dưới, khiến cho máu khó lưu thông và hạn chế chức năng thải độc của âm đạo.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phần phụ đa phần bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không đúng cách, lâu dần thành bệnh không hay. Chính nguyên nhân sẽ là tiền đề để chị em biết cách phòng tránh và hạn chế những thói quen xấu.
Chẩn đoán viêm phần phụ
Ở chị em có hiện tượng đau hạ vị và 2 hố chậu, sốt, khí hư có màu khác lạ. Nắn hạ vị thấy đau, phản ứng nhẹ và khi đặt mỏ vịt thì thấy khó hư chảy ra từ bên trong buồng tử cung, khám thấy âm đạo và cổ tử cung đỏ, nắm cổ tử cung đau, 2 phần phụ bị phù nề, nắn đau.
Có 50% chị em bị viêm phần phụ không có hiện tượng sốt, 20% bị đau một bên hố chậu, 40% có hiện tượng rong kinh. Do vi khuẩn Chlamydia hoặc sử dụng kháng sinh từ đầu nên sốt ít, khám tử cung thấy bình thường hay có 1 khối bên cạnh tử cung nắn đau. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm đại tràng hay ruột thừa, chửa ngoài tử cung, huyết tụ thành nang, u nang buồng trứng xoắn và lạc nội mạc tử cung.
Nếu điều trị viêm phần phụ đúng và kịp thời thì chỉ sau 48h chị em sẽ hết đau và sốt các triệu chứng thực thể cũng giảm. Cần điều trị đủ liều kháng sinh, nếu siêu âm qua âm đạo thấy đường kính khối viêm lớn hơn 8cm thì cần chỉ định phẫu thuật để tránh khối mủ bị mỡ chảy vào ổ bụng.
Lưu ý: Bệnh viêm phần phụ được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính, ở mỗi giai đoạn sẽ được điều trị theo từng cách khác nhau.
Tham khảo thêm:
>>> Top 25 địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
>>> Top 7 địa chỉ vá màng trinh chất lượng, tin cậy
Cách chữa viêm phần phụ
Hiện nay, có hai cách chữa viêm phần phụ tử cung đó là nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là cách chữa bệnh thông qua việc sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này phát huy tác dụng chấm dứt mọi triệu chứng, làm liền lại các tổn thương và cân bằng hoạt động của hệ cơ quan trong cơ thể, giúp chị em điều trị khỏi bệnh sức khỏe phục hồi và dần đi vào ổn định.
Điều trị ngoại khoa
Với phương pháp này nữ giới sẽ trải qua thủ thuật như đốt, dùng sóng cao tần can thiệp vào khối viêm nhiễm. Phương pháp này còn tùy thuộc vào trường hợp bị bệnh để điều trị. Hiện nay điều trị ngoại khoa đều là sử dụng các biện pháp xâm lấn không gây đau đớn, chị em cần tìm hiểu kỹ, tham khảo các ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định.
Hơn nữa các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà cũng khuyến cáo, để bản thân tránh được chứng bệnh viêm phần phụ thì chị em phụ nữ cần đi thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, có hướng chữa trị kịp thời, đơn giản hơn.
Đồng thời chị em nên tạo cho mình thói quen sống lành mạnh để phòng chống bệnh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn bằng cách:
- Phát hiện sớm, điều trị tích cực mọi dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh dục ngay khi mới bị nhiễm, tránh để lâu hoặc tự ý điều trị tại nhà khi không biết chắc chắn nguyên nhân.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
- Vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ đặc biệt là trước – sau khi quan hệ tình dục và trong những ngày hành kinh.
- Ăn uống và sinh hoạt điều độ khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm phần phụ, hy vọng sẽ hữu ích với chị em. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám đa khoa Thái Hà theo số 0337.644.353 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.